PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN THẠNH

TRƯỜNG MẦM NON NHƠN HOÀ

******

 

 

 

 

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ

CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO VIÊN: DƯƠNG THỊ BẠCH YẾN

NĂM HỌC : 2019 - 2020

MỤC LỤC

                                                                        Trang

* Lời  nói  đầu……………………………………………3

* Thực  trạng đề tài…………………………………… . .5

* Biện pháp  thực hiện………………………………….. 6

* Kết  quả………………………………………………..19

* Kết luận ........................................................................21

* Tài liệu tham khảo…………………………………... 23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI NÓI ĐẦU

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện.

Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc - giáo dục trẻ.

Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.

 Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn.

      Cháu ở lứa tuổi ( 24 - 36 tháng tuổi ) nhóm 4 Trường Mầm non Nhơn Hòa lần đầu tiên cháu rời khỏi vòng tay cha mẹ, lần đầu tiên thay đổi môi trường sinh hoạt tiếp xúc với cô một người lạ cháu chưa từng quen biết. Hơn nữa khi ở gia đình cháu được cưng chìu, mọi việc ba mẹ đều làm giúp, nên những việc làm đơn giản như cất giày dép, bỏ rác vào thùng rác…. Cháu chưa từng biết đến. Do đó dạy cháu những kỹ năng đơn giản tự phục vụ cho mình, kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh thật chẳng đơn giản tí nào. Đó cũng là điều trăn trở cho giáo viên, việc này không thể làm trong một ngày một bữa, mà đòi hỏi giáo viên cần phải kiên trì nhắc nhở luyện tập cho các cháu hàng ngày, hàng bữa thì mới có thể có kỹ năng tự phục vụ và trở thành đứa bé phát triển toàn diện. Có thể thực hiện những việc đơn giản mà bản thân mình cần thì cháu mới hiểu và có kỹ năng cho cuộc sống, kỹ năng tự phục vụ cho mình. Nhưng còn sự giao tiếp của cháu với mọi người xung quanh, với cô, với ba mẹ, với bạn cũng là điều vô cùng cần thiết đối với cháu. Từ nhỏ cháu biết kính trên nhường dưới sẽ là nền tảng cho đạo đức của cháu sau này.

 Để cháu phát triển tốt cần có một môi trường xanh - sạch - đẹp. Muốn có một cháu ngoan biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, làm thế nào để đạt được điều đó, không ai xa lạ mà chính là ở các cháu, các cháu biết bảo vệ môi trường biết giữ gìn vệ sinh chung đòi hỏi giáo viên cần nhiệt tình hơn nữa trong công tác giáo dục các cháu.

       Nếu chúng ta lơ là trong việc rèn luyện kỹ năng cho cháu từ nhỏ, thì cháu sẽ hình thành thói quen ỷ lại vào người khác sẽ trở nên lười biếng, nhút nhát, vô lễ và tự do xả rác ở bất cứ nơi nào. Do vậy muốn các cháu có ý thức và có thái độ đúng đắn, cần rèn luyện cho các cháu có kỹ năng sống ngay từ bây giờ, ngay ở lứa tuổi rất nhỏ, lứa tuổi Mầm non là điều không dễ chút nào đây cũng là kỹ năng sống cho các cháu cũng rất được nhiều phụ huynh quan tâm ủng hộ, nên việc giáo dục kỹ năng sống là nhu cầu cần thiết cấp bách cần trang bị cho các cháu bước vào đời.

Bản thân tôi là giáo viên dạy lớp nhiều năm liền tôi nhận thấy đa số các cháu được cha mẹ cưng chìu, vì phụ huynh nghĩ cháu còn nhỏ nên chuyện gì phụ huynh cũng làm thay cho cháu. Cháu được chăm chút nên các cháu rất ỷ lại vào người khác không chịu tự mình hoạt động hay làm bất cứ việc gì, nó ảnh hưởng rất lớn đến thói quen, đạo đức và việc học tập của cháu, nên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp rèn luyện Kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 24 -36 tháng tuổi” để nghiên cứu và thực hiện ngay từ đầu năm học 2019-2020.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI

* Để thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận thấy có một số thuận lợi như:

- Đã nhiều năm tôi dạy lớp nên tôi hiểu về đặc điểm tâm lý của cháu nhiều hơn.

 - Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc và nuôi dạy giáo dục các cháu và yêu thương cháu như người mẹ thứ hai.

- Được sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu trường Mầm non Nhơn Hòa.

- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc dạy dỗ các cháu.

       Nên tôi quyết tâm rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho cháu trong năm học 2019-2020.

*  Bên cạnh những thuận lợi tôi đã nêu trên thì tôi cũng gặp không ít khó khăn như:

- Đa số cháu được cưng chìu được ba mẹ phục vụ.

- Đa số cháu nói chuyện với ba mẹ,với cô trống không, không có dạ thưa, ăn quà bánh lại vứt rác lung tung, tự nhiên xả rác trong trường , lớp…

* Sau một thời gian tôi nhận thấy nguyên nhân của những khó khăn trên là:

- Hiện nay đa số mỗi gia đình chỉ có 1-2 con, nên phụ huynh rất cưng chìu các cháu, lúc nào cũng chăm chút các cháu, mà quên rằng hãy tập cho các cháu những kỹ năng sống từ những việc làm nhỏ, vừa sức là không thể thiếu.

- Đa số cháu sinh cuối năm thì ý thức của cháu vẫn còn hạn chế hơn so với các cháu sinh đầu năm.

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I/ BIỆN PHÁP 1: Giáo dục cháu kỹ năng tự phục vụ

Kỹ năng tự sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình.

Ngay từ đầu năm học tôi lúc nào cũng bận rộn vì các cháu khóc đều cả lớp, tôi cứ loay hoay dỗ các cháu đến khi các cháu quen nín dần thì tôi có thời gian nhìn trước cửa lớp mình thì ôi thôi một số giày dép bừa bãi, tôi phải mất thời gian ra xếp từng đôi một lên kệ và tôi nghĩ …… sao mình không tập dần cho các cháu làm quen với viêc tự phục vụ cho mình. Thế là tôi mạnh dạn luyện tập cho các cháu kỹ năng tự phục vụ.

a.Kỹ năng cất giày dép.

Những ngày đầu năm học, ba mẹ dẫn cháu đến cho làm quen lớp tôi ân cần hướng dẫn cháu cách sắp xếp dép lên kệ ngay ngắn rồi cho cháu vào lớp , xếp từng đôi một không chồng lên dép bạn, nếu chồng lên dép bạn sẽ làm bẩn dép bạn . Sau một thời gian đa số các cháu lớp tôi đều có ý thức xếp giầy dép của mình. Không dừng lại ở đó tôi dần dần yêu cầu lên cho các cháu xếp dép bạn nam riêng một bên, dép bạn nữ riêng một bên. Đầu năm lớp tôi được sự ủng hộ của các phụ huynh tặng cho lớp hai cái giá để dép, do đó tôi luyện tập cho các cháu để dép riêng. Ban đầu các cháu còn lẫn lộn để chồng chéo nhau, nhưng trong một thời gian luyện tập thì các cháu lớp tôi nhận thức được và để đúng quy định, do đó tôi thường xuyên quan sát cháu trong giờ đón trẻ, giờ cháu chơi ngoài trời, khi vào lớp thì giày dép vẫn còn để lẫn lộn, do đó tôi kiên trì cho cháu xếp đúng yêu cầu thì không bao lâu sau thì cháu đã thực hiện được.

 

b. Kỹ năng cất cặp nón.

Để cháu tự ý thức cất cặp nón đồ dùng cá nhân của mình tôi cũng luyện tập cho cháu cất cặp nón ngay từ đầu năm học. Tôi hướng dẫn cháu để cặp nón vào tủ cá nhân từng cháu ngay ngắn, gọn gàng, tránh tình trạng vứt lung tung. Để cho cháu dể dàng nhận biết tủ để đồ dùng cá nhân của mình tôi dán hình của cháu bên ngoài cánh cửa tủ tôi thiết kế đặt tủ thấp phù hợp với các cháu, để cháu có thể tự làm lấy không cần ai giúp đỡ, đồng thời rèn luyện cho cháu kỹ năng tự phục vụ ,sáng khi vào lớp cháu tự biết để đồ dùng cá nhân vào đúng tủ của mình.

  1. Kỹ năng cất ca cốc bàn chải đánh răng.

           Đối với cháu 24 -36 tháng tuổi lớp nhóm 4 việc nhận biết và phân biệt được bàn chải, ca của mình là việc không dễ chút nào. Cặp dép thì dễ dàng phân biệt hơn, nó có kiểu và hình dạng khác nhau. Còn ca bàn chải đánh răng thì cứ giống nhau các cháu ở lớp cứ giành ca nhau khóc, mỗi khi đến giờ đánh răng uống nước. Tôi thiết nghĩ phải có một ký hiệu riêng để cháu nhận biết được bàn chải của mình mà không cần cô giúp đỡ.

Nghĩ vậy nên tôi đã cho cháu nhận biết đồ dùng của mình qua ký hiệu riêng bằng cách tôi dán vào ca, bàn chải của cháu các ký hiệu như bông hoa, các loại quả, ngôi sao.

* VD: Một tổ có 6 cháu tôi chọn 6 ngôi sao làm ký hiệu chung cho cả tổ. Tôi dán vào ca bàn chải của cháu thứ nhất là một ngôi sao màu đỏ, cháu thứ 2 tôi dán hai ngôi sao màu đỏ, cháu thứ 3 tôi dán 3 ngôi sao màu đỏ, cháu thứ tư tôi dán 1 ngôi sao vàng, cháu thứ năm tôi dán 2 ngôi sao vàng, cháu thứ sáu tôi dán 3 ngôi sao vàng……..

Cứ như vậy tôi chọn một tổ một ký hiệu riêng và dán vào ca bàn chải của cháu, 1-2-3 để cháu dễ dàng nhận biết đồ dùng của mình thật chính xác, để khi cháu cần thì tự làm lấy không cần sự giúp đỡ của cô, và hạn chế được tình trạng giành ca, bàn chải của nhau.

  1. Kỹ năng trong ăn uống.

               Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi thì các cháu được ba mẹ cưng chiều, chăm chút từng muỗng cơm, muỗng cháo. Nên khi đến lớp cháu còn lạ lẫm với việc tự múc cơm, có cháu bốc thức ăn chứ không dùng muỗng, bốc thức ăn của bạn hoặc những gì không ăn lại để sang chén của bạn, hoặc vứt lung tung đầy cả bàn, cả nền nhà… Trước những hành động của cháu, chúng tôi thật bối rối nếu không rèn luyện cho cháu ngay những kỹ năng trong ăn uống thì cháu sẽ phát triển không toàn diện, nếu cháu đi đến nơi đông người mà biểu hiện như thế thì chẳng hay tí nào? Do đó việc làm tiếp theo của tôi là giúp cháu có kỹ năng trong ăn uống một cách văn minh lịch sự. Đầu tiên tôi cho cháu  làm quen với những bức tranh những cử chỉ đẹp trong ăn uống ngồi vào bàn ngay ngắn không đùa giỡn, không nói chuyện, khi ăn giáo dục cháu ăn ngoan ăn nhiều để cao lớn khỏe mạnh mới thông minh học giỏi. Từ đó cháu thích được cô khen nên sẽ ăn ngoan.

Bên cạnh những bức tranh tôi còn sưu tầm thêm các bài thơ cho cháu làm quen như bài: “Giờ Ăn”.

Đến giờ ăn cơm

Vào bàn bạn nhé

Nào thìa bát đĩa

Xúc cho gọn gàng

Chớ có vội vàng

Cơm rơi cơm vãi.

     Tôi chú ý hơn và tập cho cháu cách cầm muỗng, thường xuyên nhắc nhở cháu cầm bằng tay phải để múc cơm. Tôi sắp xếp những cháu chưa biết cầm muỗng ngồi riêng để cô dễ dàng quan sát, nhắc nhở cháu. Giáo dục cháu biết mời cô mời bạn khi ăn cơm, tôi cho cháu làm quen bài thơ: “giờ ăn”

Giờ ăn bé nhớ mời cô

Ăn chậm nhai kỹ sao cho đàng hoàng

Ăn xong xếp ghế gọn gàng

Nhặt vung cơm vãi bé càng đáng khen.

Hơn nữa tôi còn đặt thêm mỗi bàn một cái dĩa nhỏ cho cháu để những thức ăn mà cháu không ăn hay không thích ăn, để tránh tình trạng cháu vứt lung tung hay bỏ sang chén của bạn, ngoài ra tôi còn nhắc nhở cháu khi ho, ngáp phải lấy tay che miệng lại, khi ăn không nói chuyện, múc cơm gọn gàng nhẹ nhàng không cào mạnh vào chén gây tiếng động không hay. Khi ăn thì ăn từ tốn nhẹ nhàng không ăn gây tiếng ảnh hưởng đến bạn và mọi người xung quanh.

Sau một thời gian tập cho cháu, các cháu lớp tôi khi vào bàn ăn đều ngoan biết mời cô mời bạn cùng ăn, tình trạng đùa giỡn hay bỏ thức ăn vào chén bạn nay đã không còn nữa.

 

 

  1. Giáo dục kỹ năng trong giờ ngủ cho cháu.

 * Giấc ngủ của cháu rất quan trọng và cần được người lớn quan tâm nhiều hơn. Nên hàng ngày tôi luôn cho cháu ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe cho cháu.

- Đầu tiên tôi tập cho cháu nằm đúng chỗ của mình, tập cho cháu tự lấy gối đệm của mình và xếp đúng chỗ cô quy định cho mình, bạn nào nằm kế bạn nào để cháu dể nhớ hơn. Ngay từ đầu năm tôi tập cho cháu nằm riêng bạn trai một bên, bạn gái một bên, cho cháu giúp cô xếp đệm của mình, sau đó cất đúng nơi quy định, cô quan sát và giúp đỡ cháu xếp lại cho ngay ngắn.

- Bên cạnh đó tôi tập cho cháu ngủ ngoan không nghịch phá bạn, không nói chuyện trong giờ ngủ không khều bạn, tôi cho cháu làm quen bài thơ:

Giờ ngủ

Vào giường đi ngủ

Không nghịch đồ chơi

Không gọi bạn ơi

Không cười khúc khích

Không ai tinh nghịch

Giơ chân giơ tay

Phải nằm cho ngay

Mắt thì nhắm lại.

Qua bài thơ tôi giáo dục cháu ngủ ngoan không nghịch phá bạn thì mới là bé ngoan mới được cô khen, ở lứa tuổi của cháu rất thích được khen nên cháu ngủ ngoan.

- Ở cháu nhỏ 24 – 36 tháng tuổi cháu rất khó ngủ, đến giờ ngủ có cháu phải bú sữa bình mới ngủ, có cháu thì không chịu ngủ, vì cháu đã quen giờ giấc ở nhà hay cháu quen ngủ võng nên khi vào lớp cháu trở nên khó ngủ. biết được điếu đó tôi đến bên cháu trò chuyện và kể chuyện cho cháu nghe cháu sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Dần dần cháu quen với giờ giấc ở trường cứ đến giờ ngủ thì cô cho sữa vào bình cháu lên lấy bình và tự đi về đệm của mình nằm  không cần cô nhắc nhỡ, cháu vào đệm và ngủ ngoan ngủ sâu nên các cháu lớp tôi đều tăng cân hàng tháng, và được phụ huynh tin tưởng khi gửi cháu.

II/  BIỆN PHÁP 2: kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

 * Ông cha ta thường có câu: “Học ăn học nói, học gói học mở” nói chuyện giao tiếp ứng xử như thế nào là văn minh là lịch sự. Đối với các cháu 24 -36 tháng tuổi thì điều ấy cháu còn lạ lẫm ở lứa tuổi các cháu.

 Ngay từ đầu năm học tôi luôn rèn luyện cho cháu cách xung hô nói năng khi giao tiếp với mọi người xung quanh, cháu biết nói dạ thưa ông bà cha mẹ, với cô giáo, tập cho cháu nói dạ thưa trước câu trả lời, câu nói như: Dạ con ăn cơm rồi, hay thưa cô con uống nước , thưa cô con đi vệ sinh… nhắc nhở cháu biết thưa cô khi đến lớp không cần ai nhắc nhở, biết thưa ông bà cha mẹ khi đi học và khi đi học về.

- Đối với các cháu trong lớp thì tôi tập cho cháu cách xưng hô giữa bạn với bạn là tôi với bạn hoặc xưng bằng tên tránh tình trạng xưng hô mày tao. Tôi luôn chú ý trong giờ học, giờ chơi của cháu để kịp thời uốn nắn chỉnh sửa khi cháu sử dụng từ chưa đúng. Đặc biệt tôi quan tâm nhiều hơn khi cháu trò chuyện trao đổi cùng nhau một cách nhẹ nhàng từ tốn, không nói chuyện lớn tiếng với bạn, không giành giật đồ chơi của bạn, muốn chơi cùng bạn thì nói với bạn như thế nào: “Bạn cho mình chơi với, bạn cho mình mượn…Bên cạnh việc nhắc nhở cháu tôi còn tìm những câu chuyện kể để giáo dục cháu có hiệu quả hơn như chuyện: “Đôi bạn tốt” qua câu chuyện giáo dục cháu nói chuyện với bạn phải lịch sự, nhẹ nhàng không lớn tiếng với bạn, ngoài ra có lỗi thì phải biết xin lỗi. Là bạn của nhau tuy không là anh em ở chung nhà nhưng là bạn của nhau cùng học chung một lớp, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau như câu tục ngữ: “Chị ngã em nâng” ở lớp cũng vậy tôi luôn giáo dục cháu biết yêu thương giúp đỡ nhau, thấy bạn khóc biết động viên an ủi bạn, khi bạn té ngã biết đỡ bạn lên biết hỏi thăm an ủi bạn.

- Ngoài việc dạy cháu cách nói năng ứng xử lễ phép với mọi người xung quanh, tôi còn quan tâm đến cách biểu lộ tình cảm của cháu. Cháu rất muốn bài tỏ cảm xúc đôi khi cháu không biết dùng lời nói như thế nào cho phù hợp, ngay những lúc đó tôi kịp thời dạy cháu nói lời cảm ơn khi ai đó cho cháu món quà hoặc giúp cháu việc gì thì cháu cũng biết nói lời cám ơn.

VD: Giờ ra về cháu được bạn phát cập thì cháu biết nói: cảm ơn bạn.

Được ba mẹ mua đồ chơi cháu biết cảm ơn ba mẹ.

Bên cạnh việc nói lời cảm ơn, tôi luôn làm mẫu cho cháu nhận thấy rõ hơn như: Khi tôi nhờ cháu lấy hộ cho tôi cây viết tôi không ngại nói “cô cảm ơn con” từ những việc làm câu nói cụ thể của cô mà cháu lớp tôi luôn biết nói lời cảm ơn. Nói được lời cảm ơn tôi tập cho cháu nói câu xin lỗi khi làm gì đó sai hay lỡ tay làm bạn ngã. Cháu cần biết nói câu “xin lỗi bạn”. Tôi luôn làm mẫu cho cháu noi theo khi tôi lỡ tay làm trúng cháu thì tôi dùng ngay câu “cô xin lỗi con” để cháu noi theo. Vì ở lứa tuổi của cháu, cháu bắt chước rất mau và người tiếp cận và chăm sóc cháu hàng ngày. Nhờ vậy mà các cháu lớp tôi luôn biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” vào những tình huống xảy ra trong khi cháu học cháu chơi. Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho cháu trong cuộc sống hàng ngày.

- Ngoài ra tôi còn tranh thủ thời gian rãnh rỗi lên mạng tải về những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của cháu dể cháu xem trong các giờ vui chơi hoặc thời gian rảnh rỗi. Qua đó cháu sẽ bắt chước những cách giao tiếp ứng xử của các nhân vật trong truyện. Cháu ở lứa tuổi 24 -36 tháng tuổi hình ảnh sẽ làm cháu nhớ lâu và in sâu hình ảnh đó vào trí nhớ của cháu, cháu sẽ bắt chước những cử chỉ tốt đẹp của nhân vật và áp dụng vào cuộc sống xung quanh cháu.

             Ở nhà cháu được nuông chìu nên nhiều khi nói chuyện lớn tiếng với ông, bà, ba, mẹ ……tôi luôn nhắc nhở cháu phải biết lễ phép, nói chuyện từ tốn với ông, bà, ba, mẹ và thiết thực hơn tôi kể cho cháu nghe chuyện “Sự tích cây vú sữa” để cháu biết vâng lời ba, mẹ, ông bà không cãi lời mẹ đi chơi, không nói lớn tiếng với mẹ, bên cạnh đó tôi cho cháu làm quen chuyện “Tích chu” để cháu biết giúp đỡ và vâng lời bà kẻo bà lại biến thành chim bay đi mất.

- Tôi luôn chú ý và nhắc nhở cháu ở mọi lúc, mọi nơi những cử chỉ, những hành động còn sai lệch để cháu sửa sai và những hành vi không tốt, cách biểu lộ tình cảm không đúng.

Ví dụ: Thường gặp nhất là ở các giờ chơi cháu hay tranh giành đồ chơi của nhau, hay những câu nói trống không “Đưa đây” là cháu giật ngay. Ngay lúc ấy tôi kịp thời nhắc nhở cháu như vậy là chưa ngoan, phải có sự đồng ý của bạn thì mới được sử dụng. Như vậy là không ngoan cô sẽ không thưởng cờ bé ngoan đâu.

- Khi tôi sữ dụng biện pháp này tôi thấy hiệu quả vì các cháu lớp tôi dần dần có ý thức hơn và tôi thấy những kinh nghiệm đó giúp cho cháu vào đời thật hoàn thiện hơn.

- Đồng  thời tôi kết hợp với phụ huynh ở nhà nhắc nhở cháu, nhờ phụ huynh báo lại kết quả để cô kịp thời uốn nắn chỉnh sửa cháu.

III/ BIỆN PHÁP 3: Kinh nghiệm giữ vệ sinh môi trường

- Từ ngàn xưa ông cha ta có câu “ Nghèo cho sạch, rách cho thơm” để có một không khí trong lành, một môi trường xanh - sạch - đẹp thì chúng ta phải ra sức bảo vệ môi trường và hơn hết là biết giữ vệ sinh môi trường sống ở mọi lúc, mọi nơi và mọi lứa tuổi. Đối với cháu 24 -36 tháng tuổi có tham gia thực hiện bảo vệ môi trường được không? Bác Hồ đã dạy “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình”. Các cháu Mầm Non đặc biệt là các cháu 24 – 36 tháng tuổi thì giáo viên cần quan tâm hơn đến việc giáo dục cháu bảo vệ môi trường, đó cũng là những kinh nghiệm sống cần thiết cho cháu để tiếp bước ở các lớp học kế tiếp. Vì ở lứa tuổi này dễ hình thành những nề nếp thói quen để góp phần hình thành phát triển nhân cách cho cháu.

- Là giáo viên dạy lớp tôi luôn phân tích cho cháu hiểu môi trường sạch và môi trường bẩn. Từ đó cháu có ý thức bảo vệ môi trường như không vứt rác bừa bãi, khi ăn quà bánh phải bỏ rác vào giỏ rác. Biết phụ giúp cô lau chùi sắp xếp đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng. Cháu có ý thức đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ngoài ra cháu biết yêu thiên nhiên biết chăm sóc cây. Để đạt những kết quả trên, tôi đã không ngừng nổ lực và kiên quyết rèn kinh nghiệm bảo vệ môi trường cho cháu. Vì đầu năm đa số các cháu lớp tôi mới đi học cháu chưa có kinh nghiệm bảo vệ môi trường, cháu ăn quà bánh vứt rác tứ tung cả lớp học, sân trường tôi phải mất nhiều thời gian để dọn dẹp. Nên tôi vô cùng băn khoăn và quyết định phải rèn cho cháu kinh nghiệm bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ vậy và cố gắng suy nghĩ ra một số công việc cần thực hiện như sau:

a. Giáo dục kỹ năng giữ vệ sinh trường lớp.

Sau thời gian tôi suy nghĩ và tim hiểu nguyên nhân của việc vứt rác tứ tung của cháu, là do sân trường tôi chưa có sọt rác để cố định, nên khi mỗi sáng đi học cháu ngồi ở các dãy ghế đá để ăn sáng, uống sữa ở chỗ nào là vỏ sữa, bịt ni long nằm ngay chỗ ấy. Trước tình hình đó tôi kiến nghị ngay Ban giám hiệu trường mua sọt rác để cố định ở các gốc cây, dãy ghế đá trên sân trường. Tôi sưu tầm tranh hình ảnh bé nhặt rác, bé để rác vào sọt rác, dán vào nơi để rác để giáo dục cháu.

Đồng thời trong các giờ học tôi luôn giáo dục cháu biết bảo vệ môi trường, khi ăn quà bánh biết để rác vào sọt rác. Hàng tuần tôi đều cho cháu vệ sinh lao động nhặt rác sân trường để cháu có ý thức hơn không xả rác bừa bãi. Tôi còn kết hợp với các cuộc họp phụ huynh để nhờ phụ huynh nhắc nhở cháu ở nhà cũng như ở trường, vào giờ ăn sáng xong cháu tự tay mình đem rác cho vào sọt rác. Qua một thời gian thì sân trường trở nên sạch sẽ hơn.

Ở lớp tôi luôn nhắc nhỡ cháu tự ý thức khi thấy rác, biết tự giác nhặt rác cho vào sọt rác. Lớp học có sạch thì mới tạo được không khí vui tươi lành mạnh cho cháu, tôi thường xuyên lau kệ và sắp xếp lại đồ chơi dần dần về sau tôi cho cả lớp cùng thực hiện, cháu thì lau kệ cháu thì lau đồ chơi, cháu thì xếp đồ chơi lên kệ. ban đầu cháu còn vụng về nhưng về sau cháu có kĩ năng hơn và thực hiện thành thạo hơn, cháu thực hiện một cách gọn gàng và khéo léo. Mặc dù cháu còn nhỏ nhưng tôi vẫn giáo dục cháu biết phụ giúp cô công việc vừa sức, như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi và cất đồ chơi vào chỗ quy định. Để lớp không có rác tôi để sọt rác vào nơi cố định ở sau lớp, cho cháu uống sữa ăn bánh sau giờ học để cô dễ quản lý.

- Qua một thời gian rèn luyện cho cháu biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ và tự ý có ý thức tự nhặt rác không cần cô nhắc nhở.

- Sau khi cháu đã có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, tôi không ngừng nâng cao yêu cầu, cháu biết chăm sóc bảo vệ cây xanh, biết chăm sóc cây. Tôi tạo góc thiên nhiên cho lớp thật sinh động, bằng cách tôi trồng nhiều loại cây khác nhau vào từng chậu thật dễ thương, cho cháu có điều kiện chăm sóc hàng ngày, cháu biết tưới nước cho cây, biết nhặt lá úa cho cây, sau đó tôi cho cháu chăm sóc bồn hoa của lớp, cháu biết tưới hoa, biết nhổ cỏ, tôi hướng dẫn cháu phân biệt cỏ và hoa, nên bồn hoa của lớp tôi lúc nào cũng tươi tốt không có cỏ, Hàng tuần tôi cho cháu hoạt động với thiên nhiên, ra thăm vườn cây ăn quả của trường bên cạnh việc dạy cháu tìm hiểu về các loại cây, tôi lồng ghép giáo dục cháu biết bảo vệ cây xanh, thường xuyên chăm sóc tưới nước cho cây, giáo dục cháu không hái hoa ngắt lá bẻ cành.

- Bên cạnh việc nhắc nhở cháu hàng ngày, tôi luôn đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào tiết học để giáo dục cháu một cách thiết thực hơn. Ngoài ra tôi cho cháu xem các đoạn phim mà tôi đã tìm kiếm và sưu tầm trên mạng, để cháu hiểu và thấy rõ sự cần thiết của cây xanh với môi trường sống, để cháu có ý thức chăm sóc cây.

- Sau một thời gian tôi rèn luyện cho cháu giữ vệ sinh môi trường, khi ăn quà bánh cháu biết bỏ rác đúng quy định, biết nhặt rác không cần sự nhắc nhở của cô, cháu biết nhặt lá úa hàng ngày, biết chăm sóc cho hoa cây xanh. Nhờ thế mà khuôn viên lớp tôi luôn sạch sẽ lớp học lúc nào cũng tươi sáng ngăn nắp gọn gàng được phụ huynh tin tưởng khi gởi cháu. Lớp tôi cũng được Ban Giám hiệu trường chọn làm lớp điểm trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

b. Giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Cháu ngoan biết giữ vệ sinh trường lớp là điều vô cùng cần thiết, đối với cháu không phải một ngày một bữa mà cháu có kỹ năng ấy đó là sự ra sức rèn luyện của cô ở lớp cháu đã ngoan biết giữ vệ sinh trường lớp, còn khi cháu không vức rác bừa bãi khi đi chơi những nơi vui chơi, khu phố nơi mình ở.

- Tôi cho cháu làm quen bài thơ:

Tay em thoăn thoắt

Nhặt rác trên đường

Góc phố sân trường

Đâu đâu cũng sạch.

Ở lứa tuổi của cháu rất nhạy cảm với những câu thơ, từ đó mà cháu hiểu và vận dụng vào cuộc sống. Thật vậy đa số cháu ở lớp tôi có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác bừa bãi khi đi dạo chơi tham quan sân trường  hay đi chơi cùng ba mẹ.

Bên cạnh việc giáo dục cháu tôi còn kết hợp với phụ huynh trong việc nhắc nhở và giám sát cháu, xem ở nhà cháu có biết giữ vệ sinh nhà ở không? Có vứt rác bừa bãi không? Nhờ phụ huynh nhắc nhở cháu kịp thời để uốn nắn cháu. Nếu chỉ có cô giáo dục còn những ngày nghĩ ở nhà cháu không thực hiện được, thì cháu sẽ không hình thành kỹ năng sống cho mình một cách hoàn thiện.

c. Giáo dục kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Bảo vệ môi trường là quan trọng nhưng vệ sinh cá nhân càng quan trọng hơn. Cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, hàng ngày tôi giáo dục cháu phải tắm rữa sạch sẽ khi đến lớp, quần áo nào mặc đi học là để dành đi học, còn quần áo nào mặc ở nhà thì không mặc đi học. Đến lớp đầu tóc gọn gàng nữ thì buột tóc gọn, nam thì hớt ngắn.

Ngoài ra tôi nhắc cháu phải đeo khăn tay khi đến lớp vì cháu học cả ngày nên khăn là không thể thiếu, vì mỗi khi ăn hay uống sữa xong là cần có khăn cho cháu lau tay ,lau miệng. Tôi liên hệ với phụ huynh đem thêm khăn cho cháu để vào cặp, đến trưa tôi sẽ thay khăn sạch cho cháu. Nếu cả ngày cháu chỉ dùng một cái khăn thì chưa đảm bảo vệ sinh cho cháu. Hàng ngày vào mỗi buổi sáng sau giờ tập thể dục tôi cho các cháu tổ trưởng đi kiểm tay bạn, qua đó nhắc nhở cháu đi học hớt móng tay gọn gàng sạch sẽ, chà tay trước khi đến lớp. Ngoài ra tôi cho cháu làm quen câu chuyện “Chú Bê xinh” để cháu học hỏi ở bạn Bê thường xuyên tắm rữa nếu không sẽ bị mọc cây trong lỗ tai thì rất xấu và nguy hiểm.

Hàng ngày tôi đều cho cháu đánh răng sau khi ăn cơm trưa, ban đầu cháu còn e dè lúng túng. Vì ở nhà có cháu thì được ba, mẹ tập cho đánh răng có cháu thì chưa từng cầm bàn chải trên tay bao giờ, nên cháu cứ loay hoay không biết chải răng như thế nào?

Trước tình hình đó tôi hướng dẫn cháu cách cầm bàn chải, rồi hướng dẫn cháu đánh răng, đánh lần lượt từng hàm răng một chà từng mặt răng.                                  Bên cạnh đó tôi cho cháu làm quen thực hành chải răng trên lớp với mô hàm răng mẫu ở trường, tôi cho từng cháu một lần lượt thực hành chải răng để biết cháu có cầm bàn chải vững vàng chưa, để khi thực hành kịp thời giúp đỡ cho cháu. Để cháu tự giác hơn trong việc vệ sinh cá nhân tôi cho cháu làm quen truyện “Bé Na lười chải răng” hay “Gấu con thích ăn kẹo” để cháu hiểu được vì sao phải chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Tôi còn kết hợp với phụ huynh ở nhà nhắc nhở cháu đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy mỗi buổi sáng. Sau một thời gian các cháu lớp tôi đều biết cầm bàn chải thành thạo khi đánh răng, không cần cô nhắc nhở khi ăn trưa xong cháu tự giác lấy đúng bàn chải của mình đánh răng rất ngoan.

Giáo dục kỹ năng sống cho cháu là một quá trình giáo dục lâu dài như chúng ta gom những viên sỏi nhỏ dần dần để đắp thành tường lớn. Có sự hợp tác chung tay từ phía nhà trường và phụ huynh, thì các kỹ năng sống ban đầu của cháu sẽ hoàn thiện và cháu sẽ bước vào đời thật tự nhiên thật vững chải. Và tôi tin rằng cháu được giáo dục kỹ năng sống càng sớm thì cháu trở nên hiểu biết hơn, lanh lợi hơn các cháu cùng trang lứa, và vững vàng hơn khi hòa nhập vào cuộc sống và bước tiếp lên lớp mầm.

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ

Sau khi thực hiện các biện pháp trên vào lớp nhóm 4 Trường Mầm non Nhơn Hòa năm học 2019-2020 thì tôi thấy đạt được những kết quả sau:

* Về phía học sinh:

- 100% cháu biết cất cặp nón đồ dùng của mình vào tủ cá nhân một cách ngăn nắp.

-100% cháu nhận biết được đồ dùng của mình, ca, bàn chải, một cách chính xác.

-100% cháu biết biểu lộ tình cảm và htể hiện tình cảm của mình, khi được người khác giúp đỡ biết nói lời cảm ơn, khi làm sai thì phải biết nói lời xin lỗi.

- 100% cháu biết ngồi vào bàn ăn trật tự.

- 100% cháu ngủ ngoan không phá bạn và nằm đúng chỗ của mình.

- 100% cháu lễ phép với ông bà cha mẹ.

- 100% cháu biết cách ứng xử với bạn một cách phù hợp.

- 100% cháu biết giữ gìn vệ sinh trường lớp nơi công cộng.

- 100% cháu có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

- 100% cháu biết và tự giác đánh răng sau khi ăn.

* Về phía cô giáo:

- Lớp tôi được Ban giám hiệu và các chị em đồng nghiệp khen có kỹ năng trong sinh hoạt giao tiếp.

- Các tiết thao giảng dự giờ đều đạt tiết khá trở lên.

- Lớp tôi tiếp tục được chọn là lớp điểm của trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

* Về phía phụ huynh.

- 100% phụ huynh tin tưởng và gởi con đi học vì tôi luôn rèn luyện cho cháu những kỹ năng cơ bản để cháu bước vào đời.

- 100% Phụ huynh đồng tình và ủng hộ kết hợp tốt trong việc rèn luyện kỹ năng cho cháu ở nhà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT LUẬN

Đối với các cháu 24 - 36 tháng tuổi để các cháu có được những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, thì đòi hỏi giáo viên cần phải kiên trì rèn luyện cho cháu ngay từ đầu năm học. Để đạt được điều đó chúng ta cần phải yêu nghề, mến trẻ phải tận tụy với nghề và xem các cháu như con em của mình, có như thế thì sẽ sớm đạt được mục tiêu đề ra trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho cháu.

Các cháu còn quá nhỏ chỉ từ 24 – 36 tháng tuổi nên cháu chưa có những kỹ năng những việc làm như các anh chị nên việc rèn luyện những kỹ năng cho cháu là điều vô cùng cần thiết của cô, ngay từ những ngày đầu cháu chập chững vào lớp . Để cháu có những kỹ năng tự phục vụ tôi luôn nhắc nhở động viên khích lệ cháu, vì ở lứa tuổi này cháu thích được khen thích được khích lệ động viên từ những việc làm đơn giản như cất giầy dép cất đồ dùng khi vào lớp, cháu biết tự phục vụ cho mình tự lấy đồ dùng của mình mà không cần sự giúp đỡ của cô. Cháu có ý thức trước khi ăn cơm phải rửa tay sạch sẽ, ăn cơm xong biết đánh răng và cất bàn chải đúng nơi quy định. Để cháu có kỹ năng trong ăn uống cô cần phải rèn luyện cho cháu ngay từ đầu năm học, từ cách cầm muỗng cách vào bàn ăn ngay ngắn và nhắc nhở cháu khi ăn không nói chuyện không nghịch phá bạn, không bóc thức ăn hay múc thức ăn bỏ vào chén bạn, giờ ăn của cháu được quan tâm, còn giờ ngủ của cháu cũng quan trọng không kém, cháu có ngủ đủ giấc ngủ sâu thì cháu mới khỏe mạnh . Cha mẹ nào cũng muốn cháu ngoan được mọi người yêu mến .Để đạt được điều đó thì đòi hỏi cô phải kiên trì rèn luyện nhắc nhở cháu ngay trong giờ học giờ chơi, để kịp thời uốn nắn những hành vi những thái độ chưa đúng của cháu để cháu  nhận ra hành động lời nói sai để sửa chữa và hơn hết biết nói lời xin lỗi, biết nói lời cảm ơn khi nhận quà hay được người khác giúp đỡ. Biết cách ứng xử lịch sự văn minh với người lớn với khách đến nhà, đến lớp, cháu biết chào hỏi văn minh lịch sự. Để cháu có cách ứng xử phù hợp thì người giáo viên phải hết sức lưu ý và theo sát cháu trong mọi tình huống, từ việc học cho đến việc chơi trong hoạt động giao tiếp của cháu hàng ngày.

- Để có một môi trường sạch cho cháu hoạt động vui chơi thì ngay chính ở bản thân các cháu phải tự ý thức được, khi ăn quà bánh phải để rác đúng nơi quy định là để vào sọt rác không vứt rác lung tung. Cô cần để sọt rác nơi cố định để cháu nhớ và nhắc nhở cháu để rác vào sọt khi cháu ăn quà bánh hay uống sữa. Ngoài ra cháu cần biết giữ vệ sinh chung nơi công cộng, biết yêu thiên nhiên chăm sóc tưới nước cho hoa. Những việc ấy để cháu tự có ý thức thực hiện thì không ai hết chính cô giáo của cháu, là người làm mẫu làm gương cho cháu noi theo và bắt chước theo hàng ngày ở lớp. Theo tôi trên đây là những vấn đề rất cần thiết trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho cháu để cháu có thể hòa nhập vào cuộc sống, và góp phần giáo dục cháu trở thành những con người mới của xã hội văn minh hôm nay và mai sau.

- Trên đây là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả ở lớp nhóm 4 Trường Mầm non Nhơn Hòa trong năm học 2019-2020 và tôi nghĩ nó rất cần thiết trong việc giáo dục kỹ năng sống cho cháu ở các lớp khác.

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Hướng dẫn cán bộ quản lí trường học và giáo viên viết SKKN.

Tác giả: TS. BÙI VĂN SƠM.

2/ Sự nghiệp Giáo Dục và Đào tạo, Số 58/ tháng 01-