LỜI NÓI ĐẦU

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Thật vậy, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là những Mầm non tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là chăm sóc đến tương lai của cả một dân tộc.

Đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm... Những thế giới khách quan xung quanh thật bao la rộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn và lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên việc giáo dục mầm non đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.

Nhiều nhà tâm lí cho rằng ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trẻ đã hình thành những nền móng đầu tiên của nhân cách con người, những cái gì không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này rất khó cải tạo lại.

Vì thế là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Bởi vì, ngày nay giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ. Giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên. Vì thế muốn hình thành ý thức bảo vệ môi trường  cho trẻ 5 – 6 tuổi, trước hết cần hình thành cho trẻ những kiến thức cơ bản, rèn luyện thói quen tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều đó thì giáo viên phải thực hiện các yếu tố cần thiết để trẻ có thái độ thân tiện tích cực với môi trường, nhưng giáo viên cần phải làm gì? Làm như thế nào để đạt kết quả khả quan đó? Đó là điều tôi cần phải suy nghĩ và tìm ra biện pháp tốt nhất để hình thành cho trẻ có thói quen giữ vệ sinh môi trường làm cho môi trường trong lành sạch đẹp.

Chính vì thế trong năm học 2019 - 2020 này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục  bảo vệ môi trường cho trẻ Lớp Lá 3, trường Mầm non Nhơn Hòa, năm học 2019- 2020” để làm đề tài nghiên cứu và áp dụng ở lớp Lá 3 - Trường Mầm Non Nhơn Hòa.

Tôi hy vọng rằng đây sẽ là một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giúp cho giáo viên có thêm tư liệu giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi bảo vệ môi trường. Việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường góp phần tạo nền móng hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Tuy đề tài này có nhiều chị em đã nghiên cứu và áp dụng nhưng bản thân tôi vẫn tâm đắc và quyết định nghiên cứu áp dụng cho các năm học tiếp theo.

 

 

                           

 

 

 

 

 

 

 

NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI.

Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt của toàn nhân loại. Ngày nay con người phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường. Do đó việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ cuôc sống của chúng ta. Vì thế việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường chính là bảo vệ những mầm xanh tương lai của đất nước. Việc tổ chức tốt hoạt động tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sẽ góp phần tích cực vào việc giải quyết vấn đề cấp bách của nhân loại. Chính vì thế, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi để tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.

Đặc biệt trong những năm gần đây, Trường Mầm Non Nhơn Hòa được các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương quan tâm luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu vui chơi và học tập: Sân trường sạch đẹp, phòng học khang trang sạch sẽ, lớp học được trang bị máy vi tính, tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi cho các cháu hoạt động.

Bản thân là một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục môi trường cho trẻ. Giáo viên đã lồng ghép giáo dục môi trường vào các hoạt động phù hợp với chủ đề và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Ngoài ra tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chị em đồng nghiệp và một số phụ huynh, chính những điều đó đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ bản thân tôi thấy đa số các cháu chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Vì thế dẫn đến kết quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ chưa cao, cụ thể:

Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm 2019- 2020 như sau:

Tổng số trẻ được khảo sát: 25 trẻ

STT

Nội dung tiêu chí khảo sát

 

Tổng số

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Biết chăm sóc và bảo vệ cây

 

25

17

68%

8

32%

2

Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp

25

15

60%

10

40%

3

Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định

 

25

14

56%

9

44%

4

Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác

 

25

12

48 %

13

52%

5

Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường.

25

16

64%

9

36%

Qua thời gian tìm hiểu tôi được biết một số nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do:

Thứ nhất: Giáo viên chưa tạo điều kiện cho cháu thực hành, trải nghiệm, xử lí các tình huống về bảo vệ môi trường.

Thứ hai:  Hơn 90% trẻ ở lớp tôi là con nông dân do bận việc làm ruộng nên ít quan tâm đến những hành vi hàng ngày của trẻ. Nhận thức của một số phụ huynh chưa đồng đều cho rằng trẻ còn nhỏ biết gì về môi trường mà giáo dục. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, cha mẹ chưa là tấm gương cho trẻ noi theo.

Thứ ba:  Nội dung, phương pháp và hình thức lồng ghép giáo dục môi trường cho trẻ chưa phong phú nên trẻ nhàm chán, chưa có hứng thú tích cực trong việc bảo vệ môi trường.

Thứ tư: Nhà vệ sinh của trẻ còn ẩm thấp, khuôn viên trường chưa đa dạng nhiều cây, hoa…

Đứng trước tình hình trên thì bản thân tôi nhận thấy mình phải có trách nhiệm dạy cho các cháu một số hành vi đúng đối với môi trường, vì đây sẽ là hành trang giúp trẻ hoàn thiện bản thân, biết thể hiện những hành vi thân thiện với môi trường góp phần cải thiên môi trường xanh- sạch- đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. GIẢI PHÁP:

Từ những thực tế trên tôi luôn tìm ra biện pháp để cải thiện vấn đề giúp trẻ có kiến thức bảo vệ, giữ gìn môi trường. Để tìm hiểu tâm sinh lí của trẻ tôi luôn hoàn thiện bản thân và tìm nhiều biện pháp, hình thức phong phú để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường một cách tích cực.

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm tòi tư liệu học tập và trao đổi cùng các chị đồng nghiệp tôi đã nhận thấy để việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thực sự có hiệu quả giáo viên cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Lựa chọn nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:

Chúng ta ai cũng vậy, muốn làm một việc gì đó mà đem đến sự thành công mỹ mãn bao giờ cũng phải có sự chuẩn bị tốt. Do vậy, giáo viên cần phải có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo về việc lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Có như thế mới giúp trẻ nắm bắt kiến thức về bảo vệ môi trường một cách tích cực.

Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đìnhTôi lựa chọn nội dung giáo dục nhằm giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh nhà cửa, có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định biết quét dọn rác và lau chùi đồ dùng đồ chơi, biết sắp xếp đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.

Chủ đề “Hiện tượng thiên nhiên” cần giáo dục trẻ biết những biểu hiện của một số hiện tượng thiên nhiên như: nắng, mưa, gió, bão lũ… từ đó trẻ biết quan sát dự đoán khi trời sắp mưa, gió, giông, bão… cách phòng tránh nắng, mưa, gió, chống bão lũ như: khi đi ra ngoài biết đội nón tránh nắng, mưa, mang khẩu trang để tránh bụi…

Chủ đề “Thế giới động vật và thực vậtgiáo dục trẻ biết mối liên hệ qua lại giữa thực vật và động vật, biết lợi ích của cây xanh các các con vật, từ đó trẻ yêu thế giới tự nhiên, mong muốn thực hiện các hành động tốt để bảo vệ chăm sóc con vật, cây cối, phê phán các hành vi không tốt đối vối môi trường.

2. Tăng cường sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải đồng thời khuyến khích trẻ tạo ra nhiều dồ chơi từ nguyên vệt liệu phế thải:

Đồ dùng đồ chơi là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ, việc sử dụng đồ dùng dạy học rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả giảng dạy. Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học càng phong phú thì càng thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động từ đó làm tăng hứng thú nhận thức của trẻ. Vì thế tôi thường xuyên tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải sinh động, ngộ nghĩnh, hấp dẫn để kích thích trẻ tìm tòi, khám phá đồng thời khơi nguồn hứng thú, lôi cuốn trẻ sưu tầm các nguyên vật liệu để cùng cô làm đồ dùng đồ chơi nhằm thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.

    
 
  

 

 

 

                                                                                                               

 

 

Để có những món đồ chơi tự tạo, hiệu quả và tiết kiệm nhất tôi thường xuyên khuyến khích chọn các nguyên vật liệu tự nhiên và tái chế như: đá sỏi, trái bàng, vỏ chai, vỏ sữa, lá cây, sơ mướp…đều có thể sử dụng tạo ra đồ chơi ngộ nghĩnh thân thiện gần gũi với trẻ thay vì phải vứt ra thùng rác. Trẻ sẽ tích cực hơn trong việc phân loại, xử lí rác thải, trẻ sẽ tìm ra những nguyên vật liệu có thể làm ra đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích. Điều đó góp phần giảm lượng rác thải và khuyến khích trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường.

3. Lồng ghép giáo dục môi trường ở mọi lúc mọi nơi:

3.1 . Giáo dục môi trường thông qua hoạt động vui chơi:

Hoạt động vui chơi mang tính tích hợp cao trong việc giáo dục trẻ. Bởi vì trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Đặc biệt trò chơi đóng vai có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua trò chơi đóng vai trẻ thể hiện được công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, nhặt quét rác, hướng dẫn cho cháu đóng vai bác sĩ phải khám chữa bệnh cho mọi người nhưng phải chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải… Hoặc trẻ chơi gia đình thì phải biết dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền gạch sạch sẽ, đồ dùng đồ chơi để gọn gàng ngăn nắp. Qua những lần chơi đóng vai trẻ sẽ có những hiểu biết về những hành vi tích cực đối với môi trường, khi chơi đóng vai trẻ được tự mình thực hiện theo quy tắc chơi, tự điều chỉnh hành vi của mình, trẻ sẽ nhớ lâu hơn về những hành vi tốt đối với môi trường, trẻ biết được hành vi nào thân thiện với môi trường, hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Từ đó cháu sẽ bắt chước hành vi đúng, tránh những hành vi sai làm ảnh hưởng đến môi trường.

Bên cạnh việc chơi trò chơi đóng vai trẻ có thể tham gia xây dựng các công trình, xây công viêc cây xanh, làm bác làm vườn chăm sóc cây xanh... Từ đó giúp trẻ yêu thích trồng cây để tạo môi trường cây xanh sạch đẹp.

3.2 Lồng ghép giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động học:

Thông qua các hoạt động học: tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học, khám phá môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen chữ viết… Mỗi hoạt động đều có đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau như trẻ quan sát đàm thoại, thực hành trải nghiệm, thí nghiệm, các trò chơi…Qua đó trẻ nhận ra những việc làm tốt và không tốt, những hành động đúng và hành động không đúng đối với môi trường. Từ đó kích thích trẻ suy nghĩ và tìm ra thái độ phù hợp với môi trường.

Ví dụ: Với hoạt động tạo hình “Vẽ đàn cá bơi”. Qua hoạt động tạo hình trẻ biết vẽ đàn cá đồng thời trẻ biết cách bảo vệ nguồn nước sạch không bị ô nhiễm.

Ví dụ:  Qua bài hát “Em yêu cây xanh”. Giáo dục trẻ biết trồng và chăm sóc cây để tạo môi trường xanh- sạch – đẹp.

3.3. Hoạt động lao động:

- Lao động tự phục vụ: trẻ biết tự xúc cơm ăn, khi ăn không rơi vãi, trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Lao động chăm sóc vật nuôi, cây trồng: biết trồng cây, chăm sóc vật nuôi, đóng góp công sức của mình vào việc làm bảo vệ môi trường.

- Lao động vệ sinh môi trường: biết giúp đỡ cô lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, nhặt rác, thu gom rác ở sân trường.

3.4 Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường qua hoạt động tham quan:

Hoạt động tham quan có vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động tham quan trẻ sẽ quan sát trực tiếp với môi trường, trẻ cảm nhận vẻ đẹp xung quanh của môi trường, từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.

Ví dụ: Cho trẻ đi tham quan công viên. Cô cho trẻ nhận xét về vẻ đẹp ở công viên: Công viên có nhiều cây xanh, hoa, có nhiều người dạo chơi…

Qua đó giáo dục cháu khuyến khích cháu trồng nhiều cây xanh cho không khí trong lành. Giữ gìn công viên sạch đẹp, để rác đúng nơi quy định.

3.5 Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động lao động:

Cho trẻ nhặt rác và chăm sóc cây trong sân trường bằng cách phân công cho nhóm trẻ làm: Một nhóm tưới cây, lau lá, nhổ cỏ,… một nhóm nhặt rác, đồng thời gợi hỏi trẻ vì sao mình  phải làm như vậy? Và giải thích cho trẻ hiểu chăm sóc cây và nhặt rác sẽ làm cho sân trường thêm đẹp.

    
 
  
 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đồng thời cô tạo điều kiện cho cháu giải quyết các tình huống về bảo vệ môi trường. Từ đó cháu nắm bắt kiến thức về bảo vệ môi trường một cách dễ dàng hơn.

Ví dụ: Sân trường hôm nay có nhiều lá cây rụng bây giờ mình phải làm thế nào?

Khi cô đưa ra tình huống như thế trẻ sẽ tự nghĩ ra cách để làm cho sân trường sạch đẹp.

     3.6 Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương:

Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ kể những việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường như: Biết nhặt rác để vào sọt, biết xếp bàn ăn, biết gấp khăn gọn gàng, biết làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu, biết tiết kiệm nước khi rửa tay…Qua những buổi nêu gương như vậy sẽ giúp cho trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày, trẻ tích cực tham gia các hoạt động lao động cùng cô. Đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, ý thức bảo vệ môi trường tích cực.

4. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục bảo vệ môi trường.

Phụ huynh là một cầu nối quan trọng giữa cô và trẻ, là người luôn gần gũi, chăm sóc trẻ, quan tâm đến trẻ, là tấm gương cho trẻ noi theo nên việc kết hợp với phụ huynh để giúp có ý thức trong việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tôi đã trao đổi với phụ huynh về tác hại của việc ô nhiễm môi trường, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Đồng thời tuyên truyền đến phụ huynh những nội dung, kiến thức cần truyền đạt góp phần giáo dục trẻ qua bảng cha mẹ cần biết, qua các cuộc họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ để phụ huynh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cháu. Bởi vì đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi là tiếp thu kiến thức nhanh nhưng cũng mau quên nên cần được củng cố và nhắc nhở thường xuyên.

Ví dụ: Tôi thường tuyên truyền phối hợp với phụ huynh những nội dung giáo dục sau:

 + Thường xuyên giáo dục trẻ để rác đúng nơi quy định, phân loại và xử lý rác cẩn thận, hợp lý, có biện pháp giảm tải rác thải có hại cho môi trường.

+ Khuyến khích trẻ trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, hạn chế sử dụng nước ô nhiễm để đề phòng dịch bệnh.

+ Nhắc nhở cháu không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

+ Khuyến khích trẻ tân dụng nhiều nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi đơn giản.

+ Tuyên truyền phụ huynh hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học trong nông nghiệp.

Tuy nhiên việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh là một việc làm không dễ. Vì thế để tạo được sự tin tưởng và thu hút phụ huynh tích cực tham gia phối hợp vào việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường tôi luôn luôn lắng nghe ý kiến của phụ huynh, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức giáo dục trẻ khi gia đình có yêu cầu. Đồng thời tôi thường xuyên thống nhất với các bậc cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua hình thức tuyên truyền phối hợp tôi đã thu được một số kết quả đáng mừng, phụ huynh đã thay đổi hẳn nhận thức về việc chăm sóc giáo dục trẻ, thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình của trẻ ở nhà, nhiệt tình ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi như: lõi phim, nắp chai, đĩa VCD cũ, sơ mướp, mo cau, trái bàng, vỏ sữa…

5. Giáo viên luôn là người gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ môi trường:

Để giúp trẻ có những kiến thức kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, ngoài việc cha mẹ là tấm gương sáng cho trẻ noi theo giáo viên cũng phải là người luôn gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ môi trường, luôn có ý thức hướng dẫn nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Bởi vì thời gian trẻ học bán trú ở trường trẻ được tiếp xúc, giao tiếp trực tiếp với cô cả ngày. Do đó mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cô trẻ đều nghe thấy. Vì vậy giáo viên cần phải gương mẫu, nghiêm túc trong việc bảo vệ môi trường để trẻ học tập noi theo. Giáo viên luôn thực hiện đúng những gì mình đã giáo dục cháu về việc bảo vệ môi trường, tránh tình trạng giáo dục thế này mà lại thực hiện ngược lại.

Ví dụ: Giáo viên giáo dục cháu phải để rác đúng nơi quy định, khi đến lớp phải xếp giày dép gọn gàng lên giá. Muốn trẻ thực hiện tốt điều đó đòi hỏi giáo viên phải thực hiện đúng để trẻ bắt chước noi theo.

Ngoài ra giáo viên cần phải thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường ở trường lớp như thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp, giữ vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, chăm sóc các cây xanh… Trẻ cảm thấy thoải mái khi được nhìn thấy, được sinh hoạt trong môi trường gọn gàng, sạch sẽ giúp những kiến thức hiểu biết về môi trường xung quanh gần gũi với bản thân, biết sử dụng và giữ gìn đồ dùng luôn sạch sẽ gọn gàng, ngăn nắp.... biết sống vì môi trường, bảo vệ và giữ gìn môi trường, có thái độ đúng với môi trường một cách tích cực và hiệu quả.

6. Sưu tầm, sáng tác các  trò chơi để giáo dục bảo vê môi trường:

Có thể nói trò chơi đối với trẻ mẫu giáo là một món ăn tinh thần, thông qua chơi trẻ được học được tìm hiểu về thế giới xung quanh. Cho nên khi dạy trẻ tôi luôn nghiên cứu để đưa ra các trò chơi phù hợp nhằm tạo không khí vui vẻ thoải mái cho các cháu trong khi học cũng như khi chơi. Sau đây là một số trò chơi tôi đã nghiên cứu và áp dụng khi dạy các cháu:

Ví dụ: Trò chơi : “Trồng cây”

* Yêu cầu:

- Trẻ biết quy trình trồng cây, biết cách chăm sóc bảo vệ cây.

-  Rèn cho trẻ tính tập thể khi tham gia trò chơi.

* Chuẩn bị:

+ Một số chậu để cây

+ Đất màu, bình tưới  nước

+ Một số cây ăn quả, cây kiểng.

* Cách chơi:

Cô chia lớp thành 3 nhóm, khi bắt đầu bài hát 3 nhóm sẽ thi đua đặt cây vào chậu, xúc đất màu để vào cho cây đứng thẳng, sau đó tưới nước cho cây. Khi kết thúc bài hát, các cháu dừng lại, cho trẻ kiểm tra xem đội nào trồng được nhiều cây và chăm sóc cây cẩn thận  đội đó sẽ thắng.

Ví dụ: Trò chơi: “ Cá Vàng bắt Bọ Gậy”

* Yêu cầu:

+ Luyện tai nghe, rèn luyện nhanh nhẹn, tính tập thể khi chơi.

+ Trẻ biết con vật có ích có hại, qua đó trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước.

+ Phát triển khả năng vận động cho trẻ.

* Chuẩn bị:

- Một  khăn bịt mắt, mũ Bọ Gậy, mũ cá Vàng

- Sân  chơi bằng phẳng

* Cách chơi:

Cho nhóm trẻ đứng thành vòng tròn làm Bọ Gậy, một bạn làm cá Vàng đứng giữa vòng tròn và bịt mắt lại. Các bạn làm Bọ Gậy vừa đi vừa hát bài “ Cá vàng bơi” và đi xung quanh cá Vàng. Khi cô hô to “Có Bọ Gậy” cá Vàng tìm bắt Bọ Gậy.

* Luật chơi: cá vàng bơi bắt Bọ Gậy. Bọ Gậy nào bị bắt sẽ làm cá Vàng và trò chơi tiếp tục.

Cứ như vậy ở mỗi hoạt động, tôi đều nghiên cứu và đưa ra những trò chơi với từng chủ đề làm cháu rất thích và hứng thú tham gia vào hoạt động. Với những trò chơi như thế giúp trẻ vừa thỏa mãn nhu cầu chơi vừa giáo dục trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái mà không gó bó, áp đặt trẻ. Từ đó hiệu quả giáo dục về bảo vệ môi trường sẽ cao hơn.

 

 

 

 

 

 

 

III. KẾT QUẢ:

   Sau thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên vào lớp học, tôi thấy đạt hiệu quả đáng mừng so với năm học trước. Cụ thể:

 - Các cháu thích thú tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ bảo vệ môi trường như: các cháu biết để rác đúng nơi quy định, biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong, biết xếp giày dép gọn gàng khi đến lớp, thường xuyên chăm sóc cây xanh, tự giác cùng nhau nhặt lá cây... Cháu bắt đầu có ý thức nhắc nhở người thân tham gia bảo vệ môi trường

Ví dụ: Cháu Khánh vui vẻ vào lớp khoe với cô “Cô ơi ở nhà con chơi xong là cất dọn ngay cô thấy con có giỏi không?”, “Cha mẹ con không còn vứt rác xuống sông nữa”. Thế là cả lớp tranh nhau kể về việc làm của mình để bảo vệ môi trường.

- Phụ huynh có nhận thức tốt hơn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường thường xuyên trao đổi với cô giáo về tình hình vệ sinh môi trường của trẻ ở nhà, nhiệt tình cung cấp nguyên vật liệu phế thải để tận dụng làm đồ dùng đồ chơi, ủng hổ chậu cây xanh, hoa cho trường, thường xuyên theo dõi nội dung tuyên truyền ở góc bố mẹ cần biết để hướng dẫn giáo dục trẻ.

- Cháu tham gia tích cực cùng cô sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi. Vì thế lượng rác thải đã giảm rất nhiều.

Vì thế dẫn đến kết quả giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được nâng cao hơn, cụ thể như sau:

 

Kết quả khảo sát đánh giá trẻ thời điểm tháng 12 năm học  2019- 2020 như sau:

STT

Nội dung tiêu chí khảo sát

 

Tổng số

Đạt

Chưa đạt

Số trẻ

Tỷ lệ %

Số trẻ

Tỷ lệ %

1

Biết chăm sóc và bảo vệ cây

 

25

23

92%

2

8%

2

Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp

25

22

88%

3

12%

3

Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định

 

25

22

88%

3

12%

4

Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác

 

25

23

92%

2

8%

5

Phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường.

25

23

92%

2

8%

 

Qua bảng khảo sát trên cho thấy, sau một thời gian áp dụng các giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường thì số trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây tăng 6 cháu so với đầu năm, biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp tăng 7 cháu so với đầu năm, biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định tăng 8 cháu so với đầu năm, không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng rác tăng 11 cháu so với đầu năm, phân biệt được những hành động đúng, hành động sai đối với môi trường tăng 7 cháu so với đầu năm.

 

 

 

KẾT LUẬN

 

Để giúp các cháu thực hiện tốt chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, trước hết giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ tìm tòi học hỏi những phương pháp mới để làm sao thu hút các cháu vào hoạt động một cách có hiệu quả. Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non có vai trò rất quan trọng, nội dung giáo dục không xây dựng một chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm đổi mới. Do đó giáo viên phải biết kết hợp nội dung bảo vệ môi trường với nội dung chăm sóc giáo dục trẻ một cách chặt chẽ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Mặt khác giúp trẻ có thái độ tốt khi thực hành bảo vệ môi trường thì giáo viên phải luôn gương mẫu trong mọi hành vi để trẻ làm theo, luôn dạy trẻ có ý thức tự giác thực hiện những việc làm hàng ngày kịp thời chấn chỉnh những hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến môi trường.

Muốn trường Mầm non luôn xanh sạch- đẹp thì mỗi thành viên trong trường phải có ý thức tham gia vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh chung, sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, cùng nhau thu gom và phân loại, xử lý tốt rác thải, tận dụng tối đa lượng nguyên vật liệu phế thải có thể làm đồ dùng đồ chơi. Đồng thời giáo viên phải là người gương mẫu trong việc thực hiện bảo vệ môi trường.

- Ngoài ra giáo viên cần thực hiện tốt công tác, tuyên truyền phối hợp với phụ huynh, giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có biệp pháp phối hợp tốt nhất để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.

Trên đây là những biện pháp mà tôi đã nghiên cứu, áp dụng trong thời gian qua với mục đích giáo dục trẻ thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Tôi mong rằng đây sẽ là một số kiến thức giúp cho giáo viên có thêm tư liệu để giáo dục trẻ tốt hơn, giúp nâng cao chất ý thức bảo vệ môi trường, giải quyết được vấn đề cấp bách hiện nay.

Những biện pháp trên tôi đã vận dụng có kết quả ở lớp Lá 3 Trường Mầm Non Nhơn Hòa, năm học 2019-2020,  tôi thiết nghĩ có thể áp dụng cho các lớp khác trong trường và các trường lân cận trong huyện. Tôi mong rằng những biện pháp này sẽ giúp việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đạt kết quả cao hơn, góp phần hình thành thói quen tốt cho trẻ sau này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS, PTS Nguyễn Ánh Tuyết, Bé tìm hiểu và bảo vệ môi trường, Nhà xuất bản giáo dục năm 2010.

2. PGS. TS Nguyễn Ánh Tuyết Hướng dẫn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non (tài liệu dành cho giáo viên), Nhà xuất bản Hà Nội năm 2006.

3. ThS.  Lê Thanh Vân “ Con người và môi trường”, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU                                         Trang 1

THỰC TRẠNG                                         Trang 3

CÁC GIẢI PHÁP                                               Trang 5

KẾT QUẢ                                                  Trang 15

KẾT LUẬN                                                         Trang 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                     Trang 18

MỤC LỤC                                                 Trang 19